Tháp Chàm – địa điểm du lịch hành hương miền Trung nổi tiếng

Tháp Chàm là nhóm di tích còn sót lại của vương quốc Chăm Pa xưa (người Chăm) nằm cách trung tâm Phan Thiết 7km phía Đông Bắc. Tháp Chàm Po Sa Nư là địa điểm du lịch hành hương nổi tiếng miền Trung mà hầu hết các công ty du lịch đều có để phục vụ du khách hàng năm.

Tháp Chàm là nhóm di tích còn sót lại của vương quốc Chăm Pa xưa

Nét kiến trúc đặc trưng thế kỷ 15

Diện tích tháp Chàm Posanư khá khiêm tốn nhưng lại mang nét đặc trưng với lối kiến trúc Hòa Lai, nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa.

Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 với mục đích thờ thần Shiva – một vị thần của Ấn Độ rất được sùng bái. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 15 người ta xây dựng thêm các đền thờ khác lân cận để thờ phụng công chúa Po Sha Nư. Công chúa Po Sha Nư, là con gái của vua Para Chanh, rất được người dân yêu quý vì phép hành xử và tài đức của nàng.

Tháp Chàm ngày nay chúng ta thấy còn rất ít cụm tháp chứ không còn nhiều như nguyên bản gốc. Năm 1992 – 1995 nhiều nhà khai quật nghiên cứu và phát hiện rất nhiều nền móng đã bị sụp đổ và vùi lấp, niên đại lên tới vài trăm năm.

Tháp Chăm Poshanư gồm có 3 tòa tháp được xây bằng gạch nung đỏ. Ngọn tháp lớn nhất nằm ở giữa cao 15m, với 1 cửa chính hướng về phía Đông là nơi trú ngụ của thần linh và 3 cửa giả ở 3 hướng còn lại. Tháp thứ 2 là tháp thần Lửa, cao 4m, kiến trúc đơn giản và là tháp nhỏ nhất. Xa hơn một xíu về phía Bắc là tháp thờ thần Bò Nandin – đây là linh vật cưỡi của thần Shiva, cao 12m và có kiến trúc gần giống tháp chính nhưng đơn giản hơn.

Tháp Chăm Poshanư gồm có 3 tòa tháp được xây bằng gạch nung đỏ

Toàn bộ các tháp ở đây đều được xây bằng viên gạch nung đỏ, ghép với nhau chặt chẽ. Đây là nét kiến trúc rất đặc biệt mà cho tới nay người ta cũng không hiểu rõ nó được xây dựng bằng cách nào.

Đặc biệt gắn kết rất chặt chẽ cho nên các tháp vẫn giữ được nguyên vẹn dù đã trải qua biết bao thăng trầm thời gian.

Địa điểm du lịch hành hương miền Trung hàng năm

Cũng như hầu hết các tháp của người Chăm, hàng năm vào tháng giêng âm lịch hàng năm, đều diễn ra lễ hội lớn để làm lễ cầu mưa, cầu an… Vào những ngày lễ lớn rất nhiều tín ngưỡng thờ phượng Shiva và người Chăm đổ về nơi đây hành hương và tham dự lễ hội.

Các dịp lễ hội hàng năm tổ chức định kỳ: Lễ hội Kate – diễn ra vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch), lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang (tương tự Tết Nguyên đán của người Việt) – tổ chức vào đầu tháng Giêng lịch Chăm, hay lễ cầu mưa, cầu an của người Chăm…

Nhiều hoạt động văn hóa được diễn ra trong ngày lễ hội và du khách có thể hòa mình tham gia cùng đám đông. Tiêu biểu là những điệu múa uyển chuyển, linh hoạt trong trang phục truyền thống người Chăm kết hợp cùng dàn nhạc cụ như đàn Kanhi, trống Ginăng, trống Paranưng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc),…

Nhiều hoạt động văn hóa được diễn ra trong ngày lễ hội và du khách có thể hòa mình tham gia cùng đám đông

Tọa lạc trên cao và ít bóng cây to do đó bạn nên trang bị cho bản thân các dụng cụ che nắng, nước uống, quần áo thông thoáng. Mang nét cổ điển độc đáo vì vậy mà hầu hết du khách đi hành hương miền trung rất say mê được chụp hình check-in sống ảo tại nơi đây với muôn vàn kiểu sáng tạo.

Bạn có thể tự mình khám phá bằng các phương tiện di chuyển đơn giản như xe máy hoặc có thể tham gia các tour du lịch với chi phí phải chăng để trải nghiệm địa điểm thú vị mang đậm nét văn hóa, lịch sử của Bình Thuận.

 

Hành hương Đức Mẹ Tà Pao tìm về những giá trị cội nguồn

Trả lời