Du lịch Tây Nguyên khám phá văn hóa cồng chiêng

Du lịch Tây Nguyên khám phá văn hóa cồng chiêng

Nhắc đến du lịch Tây Nguyên, người ta sẽ nghĩ ngay đến hơi thở đại ngàn, thiên nhiên thơ mộng và kì vĩ cùng những nét đặc trưng rất riêng mà hiếm nơi nào ở dải đất hình chữ S có được. Không những thế, nơi đây còn khiến người dân Việt Nam vô cùng tự hào với không gian văn hóa cồng chiên – là tiếng nói tinh thần của bao thế hệ.

Du lịch Tây Nguyên khám phá văn hóa cồng chiêng

ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Đây là di sản thứ hai của Việt Nam nhận được danh hiệu sau Nhã nhạc cung đình Huế. Loại hình này trải rộng suốt 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của văn hóa cồng chiên Tây Nguyên là các dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Cơ-ho, Bana, Mnông, Xê-đăng,… Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đại diện cho tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và cuộc sống của người dân mảnh đất đại ngàn.

Cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố: cồng chiêng, người chơi, các bản nhạc tấu bằng cồng chiên, lễ hội có cồng chiên (lễ cúng Bến nước, lễ mừng lúa mới,..) và địa điểm tổ chức (nhà dài, nhà rông hoặc cạnh các khu rừng,…). Thời điểm hiện tại, lễ hội cồng chiên Tây Nguyên được tổ chức định kỳ hằng năm như một hình thức bảo tồn kiệt tác văn hóa đất nước. Đồng thời, điều này cũng nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch Tây Nguyên.

Cồng chiên được làm bằng đồng thau, hình tròn giống nón quai thao, đường kính từ 20 cm đến 60 cm. Người chơi dùng gùi gỗ có quấn ải mềm để đánh cồng, chiêng. Tiếng càng to thì cồng, chiêng càng to và ngược lại.

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

NHỮNG LỄ HỘI CÓ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Trong đó, Đắk Lắk là địa điểm quan trọng và thường được chọn làm nơi tổ chức.

Trải nghiệm chuyến du lịch Tây Nguyên vào dịp này, du khách sẽ có cơ hội đắm chìm vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Những màn biểu diễn vô cùng ấn tượng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Hội đua voi ở Buôn Đôn

Hội đua vôi diễn ra tại Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội này thường được diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Đây được xem là một trong những sự kiện lớn ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông.

Hòa mình vào lễ hội này, du khách sẽ được ôm lấy bởi một không gian tưng bừng cùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, những màn trình diễn vô cùng độc đáo của những chú vui cũng là lý do níu chân bao du khách.

Hội đua voi ở Buôn Đôn

Lễ hội Mùa xuân

Lễ hội mùa xuân của người Ê-đê hay còn gọi là Lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội này được tổ chức sau mùa gặt hái và đón năm mới. Đây là dịp mọi người khẩn trương đưa lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà. Đồng thời, người dân nơi đây sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới nhằm mục đích tạ ơn đất trời, tổ tiên đã mang đến mùa lúa bội thu, cũng như cầu mong một vụ mùa mới đủ đầy.

Du lịch Tây Nguyên nhân dịp lễ hội Mùa xuân, du khách sẽ được sống trong một không khí rộn ràng, những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc. Đây cũng là mùa các chàng trai, cô gái tìm kiếm người bạn đời của mình. Đặc biệt, nếu bạn là người đam mê văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thì tuyệt đối đừng bỏ qua lễ hội này nhé!

Lễ hội mùa xuân của người Ê-đê

Một Tây Nguyên với thiên nhiên hùng vĩ, người dân chất phác cùng kiệt tác văn hóa cồng chiêng đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước. Mọi chi tiết các bạn có thể liên hệ công ty J Travel hoặc hotline 0988 084 008 để được tư vấn và đặt tour du lịch ngay hôm nay.

 

 

Trả lời