VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN CÓ GÌ HẤP DẪN?

Nền ẩm thực Nhật Bản là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới. Nó không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn có lợi cho sức khỏe và chứa đựng nhiều ý nghĩa có giá trị.

J Travel tình nguyện sẽ trở thành cầu nối giữa bạn với “xứ sở hoa anh đào” để bạn thỏa lòng khám phá hết các giá trị văn hóa ẩm thực Nhật Bản nhé.

1. Sự pha trộn văn hóa của nhiều đất nước

Trong bàn ăn của người Nhật thể hiện sự kết hợp của ẩm thực giữa Trung Quốc, các món phương Tây và món ăn truyền thống Nhật Bản. Theo thực tế, Ramen là món mì xuất xứ từ ẩm thực Trung Quốc và được người Nhật sáng tạo thêm thành món mì của riêng họ. Song hành với đó, món Tempura nổi tiếng thực chất đến từ Bồ Đào Nha hay món thịt nướng kiểu Nhật Yakiniku có nguồn gốc từ phương Tây. Các món ăn truyền thống của người Nhật hiện nay cũng được thêm các món đặc trưng của phương Tây như xúc xích, bánh mì,…

Sự pha trộn văn hóa của nhiều đất nước

2. Quy tắc “Tam ngũ” trong ẩm thực Nhật Bản

Đa phần các món ăn Nhật Bản thường tuân thủ theo quy tắc “Tam ngũ”, cụ thể như Ngũ vị (chua – cay – đắng – mặn – ngọt), Ngũ pháp (sống – hấp – chiên – nướng – ninh) và Ngũ sắc (trắng – vàng – đỏ – xanh – đen).

Bên cạnh đó, cách nêm nếm của người Nhật Bản sẽ theo thứ tự nguyên âm như Sa (đường, rượu), Shi (muối), Su (giấm), Se (tương), So (đậu tương miso). Từ những nét đặc trưng trên mà ẩm thực Nhật Bản sẽ màu sắc đẹp mắt, hương vị riêng biệt mang đến sự độc đáo cho tinh hoa ẩm thực.

J Travel tình nguyện sẽ trở thành cầu nối giữa bạn với “xứ sở hoa anh đào” để bạn thỏa lòng khám phá hết các giá trị văn hóa ẩm thực Nhật Bản nhé.

3. Mỗi món ăn có ý nghĩa riêng

Ẩm thực Nhật Bản không chỉ cầu kỳ về phần nhìn mà mỗi món ăn đều sẽ chứa đựng ý nghĩa đặc biệt. Một vài món ăn nổi tiếng chứa đựng ý nghĩa nhất định như

• Tôm: Thường sẽ phổ biến vào ngày tết với ý nghĩa như lời chúc cho sự khởi đầu may mắn và trường thọ.

• Trứng cá tuyết: Lời chúc cho gia đình sung túc, sum vầy.

• Cá Tai (màu đỏ): Sự may mắn.

• Đậu phụ: Lời chúc sức khỏe dồi dào.

• Khoai so Satoimo: Lời chúc cho gia đình ngày càng phát triển, hòa thuận.

• Món rong biển cuộn: Lời chúc hạnh phúc trong năm mới.

• Món Tempura: Lời chúc trường thọ.

Mỗi món ăn có ý nghĩa riêng

4. Chế độ ăn uống lành mạnh, cách chế biến đơn giản

Người Nhật thường hay có thói quen ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều các thực phẩm ít béo như cá, rau củ, ít gia vị và các bước nấu nướng đơn giản. Điều này được coi là một trong những “tip” sống thọ theo cách khoa học của người Nhật.

• Ăn nhiều cá: Đa phần họ sẽ ăn cá, hải sản giàu nhiều hơn là ăn thực phẩm làm từ thịt. Thói quen này đem lại sức khỏe tốt hơn vì có chứa nhiều nguyên tố vi lượng nhằm giúp cơ thể nạp đầy năng lượng.

• Ăn nhiều rau xanh: Người Nhật có rất nhiều món ăn được chế biến từ thực vật, các loại đậu, salad,… và cũng thường xuyên ăn trái cây trong các bữa ăn.

• Tối giản cách chế biến: Người Nhật ưu tiên các món sống, hấp, luộc hơn các món nhiều dầu mỡ.

• Sử dụng ít gia vị: Các món ăn Nhật Bản sử dụng tối giản gia vị nhằm giúp cho đồ ăn có vị ngọt, giữ được độ tươi ngon thuần túy. Cùng với việc giữ nguyên hương vị của món ăn là “nguyên tắc vàng” trong khi chế biến món ăn của người Nhật.

• Nguyên tắc ăn 80% (phương pháp Hara Hachi Bu): Với phương pháp này, người Nhật thường chỉ ăn no đến 80% nhằm hạn chế gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giữ cơ thể nhẹ nhàng sau bữa ăn.

• Các món ăn lên men: Cụ thể như súp miso, nước tương, mơ ngâm, đậu nành lên men là các món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản với lợi ích hỗ trợ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cách chế biến đơn giản

5. Bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất

Người Nhật rất chú trọng đến bữa ăn sáng và sẽ chuẩn bị kỹ lương với đầy đủ dinh dưỡng bao gồm cơm trắng, cá hồi nướng, trứng chiên, súp miso, rau củ luộc, rau củ muối, đậu nành lên men.

Bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất

6. Món ăn đặc trưng theo mùa

Phong cách ẩm thực Nhật Bản sẽ theo từng mùa, với cảm nhận hương vị thiên nhiên 4 mùa qua từng nguyên liệu và cách trình bày.

• Mùa xuân: Nổi bật với các món như cơm nghêu, măng tươi và bánh ngọt dâu tây và hoa anh đào. Có thể thấy, hoa anh đào là biểu tượng của mùa xuân nên trong các món ăn thường xuất hiện màu hồng đặc trưng này.

• Mùa hè: Mì ống trúc, mì lạnh, tào phớ,… được chế biến trang trí đơn giản, tươi mát.

• Mùa thu: Với nhiều món ăn nổi tiếng, đặc biệt là các món ăn từ nấm Matsutake và cá thu đao Nhật Bản, khoai lang, bí đỏ…

• Mùa đông: Mùa đông của Nhật Bản nổi bật với các món nóng như lẩu, Oden, Các loại cháo như Okayu, Zosui, Mì Ramen,…

Xem thêm: TOP 6 ĐIỂM DU LỊCH NHẬT BẢN CỰC HOT Ở TOKYO MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Món ăn đặc trưng theo mùa

Với những thông tin thú vị trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu hơn một chút về đất nước Nhật cũng như phong cách ẩm thực độc đáo ấy. Hãy liên hệ J Travel ngay nếu bạn mong muốn trải nghiệm thiên đường Nhật Bản nhé.

Xem ngay: XỨ SỞ MẶT TRỜI MỌC NHẬT BẢN

Trả lời