VĂN HÓA DU MỤC TÂN CƯƠNG

Tân Cương (theo tiếng Hán – “cương vực mới”), là một khu vực rộng lớn ở cực Tây Bắc Trung Quốc nằm giữa Mông Cổ, các nước Cộng hòa Xô Viết cũ ở Trung Á, Afganistan và Tây Tạng. Chiều dài 2.000 km từ tây sang đông và ít hơn một chút từ bắc xuống nam.

Đây là khu vực có địa hình chia cắt – gồm các đồng bằng khô hạn có các ốc đảo, sa mạc và các dãy núi- là nơi “Con đường tơ lụa” chạy qua nối Trung Quốc với Địa Trung Hải.

Tân Cương có diện tích bằng 1/6 diện tích toàn Trung Quốc (gấp 3 diện tích nước Pháp). Khu vực này có đường biên giới với Kazakhstan (1.718 km), Kyrgyzstan (1.000 km), Tajikistan (450 km), Nga (55 km), Mông Cổ (1.400 km), và với Afganistan, Ấn Độ và Pakistan. Tổng chiều dài đường biên giới quốc gia là 5.600 km. Một phần ba lính biên phòng của Trung Quốc đóng quân tại khu vực này.

Tại Tân Cương (Nga thường gọi là Đông Turkestan, – để phân biệt với Tây Turkestan – khu vực lãnh thổ hiện nay các nước cộng hòa Xô Viết Trung Á cũ từng bị Nga chinh phục được trong thế kỷ XVII-XVIII) – từ trước đây rất lâu đã có nhiều dân tộc sinh sống như người Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan…

Trong thế kỷ thứ XVIII, Đế quốc Dzungarsk (trên khu vực Tân Cương hiện nay) là đế quốc du mục cuối cùng trên thế giới bị nhà Thanh tiêu diệt sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài 10 năm.

Quân đội của Nhà Thanh đã sát hại gần 90% người Dzungarsk (người Mông Cổ ở phía Tây), những người sống sót chạy về phía Tây đến tận sông Volga và trở thành dân tộc Kalmức hiện nay tại Nga (sống trong nước Cộng hòa tự trị Kalmưkia).

Đến đầu thế kỷ thứ XIX, nhà Thanh chiếm toàn bộ Tân Cương, toàn bộ Kyrgyzstan và một phần phía nam của Kazakhstan cho đến tận hồ Balkhash.

Nhưng trước đó, cách đây 2.000 năm, người Hán đã từng chinh phạt Tân Cương – đó là vào thời kz Nhà Hán muốn thiết lập các tiếp xúc ngoại giao với Hoàng đế La Mã. Trong thế kỷ đầu sau công nguyên, trên vùng đất này bắt đầu xuất hiện các đồn binh Trung Quốc và người Hán bắt đầu di dân đến vùng đất này để kiểm soát “Con đường tơ lụa”.Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách mà nhà Hán đã từng tiến hành tại khu vực này – sự trùng hợp còn làm người ta liên tưởng đến một điều – Trung Quốc ngày nay và nhà Hán trước kia đều do 2 người có nguồn gốc nông dân lập ra – Mao Trạch Đông và Lưu Bang.  Trong suốt hai nghìn năm đó, lịch sử Tân Cương là lịch sử của những chiến thắng và thất bại nối tiếp nhau trong cuộc đấu tranh của các quốc gia tại khu vực này với các hoàng đế Trung Hoa- từ hậu duệ Lưu Bang đến hậu duệ Mao Trạch Đông.Trong thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, trên vùng đất này đã từng tồn tại 3 quốc gia tiền phong kiến lớn – kéo dài từ các thảo nguyên Kazakhstan đến tận bán đảo Triều Tiên ngày nay.

Người Kazakh là một dân tộc Turk ở Trung Á, có truyền thống du mục lâu đời. Trên những con đường du mục của người Kazakh, họ thường xuyên qua lại giữa khu vực Tân Cương và Trung Á không bị cản trở, do Tân Cương xét về mặt dân tộc và lịch sử gắn với Trung Á hơn là Trung Hoa. Điều này càng rõ nét hơn dưới thời Liên Xô: Tân Cương gần như bị kéo khỏi tay Trung Quốc, trở thành một phần lãnh thổ Liên Xô. (Nếu bạn nào đọc ”Truyện núi đồi và thảo nguyên” của Chingiz Aitmatov xuất bản cũ sẽ thấy vài lần nhắc đến Tân Cương như nhà của dân du mục Trung Á, đi qua lại dễ dàng – thực ra cũng là do bối cảnh lịch sử lúc đó Tân Cương thuộc Liên Xô).

Vào những năm 1930, ở Kazakhstan thuộc Liên Xô, chính quyền Xô Viết địa phương tiến hành tập thể hóa nông nghiệp vội vã và sai lầm. Người Kazakh bị cưỡng bức rời đồng cỏ vào khu tập thể, và gia súc bị tịch thu. Hậu quả làm hơn 1 triệu người Kazakh chết đói từ năm 1931 đến 1933, cùng hàng trăm nghìn người Kazakh phải bỏ quê hương đi tị nạn. Trong đó, hơn 200.000 người Kazakh đã tràn vào Tân Cương năm 1933, khiến dân số Kazakh ở đây tăng đột biến lên 360.000 người, gấp 3 lần người Hán lúc đó chỉ khoảng 100.000 dân. Việc một số quá lớn người Kazakh đổ vào Tân Cương trong thời gian ngắn như thế dĩ nhiên không được tất cả dân chúng địa phương chào đón. Từ năm 1933 đến năm 1936, người Kazakh ở Tân Cương nhiều lần bị xua đuổi, phải di cư tiếp đến các vùng khác như Cam Túc, Tứ Xuyên, Tây Tạng,… hình thành các nhóm người Kazakh khắp nơi trên đất Trung Hoa.

Nhà của dân du mục là những cái lều. Phương tiện di chuyển chính của họ là ngựa. Những câu chuyện ở “thảo nguyên bát ngát ngựa phi như bay” trước nay chỉ được biết đến qua một vài trích đoạn phim truyền hình, được tái hiện đầy đủ trong bộ ba tiểu thuyết “Dân du mục” về cuộc sống của người dân Kazakhstan trên thảo nguyên Kazakh từ thế kỉ 15-19.

Nếu được ngắm nhìn thảo nguyên Tân Cương từ trên cao, ta sẽ bắt gặp những vòng tròn điểm xuyến trên vùng đồng cỏ bao la rộng lớn. Đó là những “nhà liều Yurt”-kiểu nhà truyền thống của người Kazakh . Được thiết kế theo kiến trúc hình tròn, vật liệu chủ yếu làm bằng gỗ, bên ngoài được phủ bằng da bò hoặc ngựa (ngày nay được phủ bằng bạt, có thể lắp ráp cơ động, mang đi nơi khác), có thể chống chọi với thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt. Cấu trúc nhà hình tròn sẽ chóng lại phần nào sức mạnh của những cơn bão cát và mái nhà hình cung sẽ giảm tải sức nặng của băng giá đè lên mái nhà. Không gian hình tròn cũng tối ưu hóa diện tích sinh hoạt bên trong của ngôi nhà. Giếng trời vừa lấy ánh sáng vừa có công năng như một chiếc máy điều hòa không khí làm cho mùa đông thêm ấm áp còn mùa hè sẽ thoáng mát dễ chịu.

Gian bếp của người Tân Cương được bài trí giữa nhà vì họ quan niệm rằng đó là nơi giao thoa giữa trời và đất, giữa thiên nhiên với con người và điều đó sẽ đem lại sự ấm cúng, bình yên trong gia đình họ.

Gian bếp cũng là nơi sinh hoạt gia đình, nơi tiếp khách quí và cũng là nơi khởi nguồn cho nền văn hóa ẩm thực đầy hương vị của vùng thảo nguyên này.

Trải qua không biết bao nhiêu cuộc đấu tranh chống lại các đạo quân xâm lược từ các nước khác trong thế kỷ 17-18 kéo dài đến vị hãn cuối cùng của người Kazakh trong thế kỷ 18 và 19. Ngày nay, người Kazakh được coi là một trong những dân tộc sở hữu nền văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại của thế giới.

Thế giới của dân du mục cũng dần được hé lộ cùng với lịch sử phát triển của người Kazakh. Cùng với nhiều tập tục, thói quen kz lạ để thích nghi với cuộc sống nay đây mai đó nơi thảo nguyên rộng lớn, những câu chuyện tình yêu luôn là một điểm nhấn khiến bức tranh lịch sử trở nên đời hơn, ấm áp và rực rỡ hơn. Một thứ tình đẹp và phóng khoáng đúng như không gian rộng lớn mà những người du mục chọn làm nơi sinh sống.

Nơi đó, một cô gái trẻ từ chối lời ép hôn bằng một cái dao găm cuốn trong ống tay áo, và khi đã nói rõ ràng tình cảm của mình, cô phóng khoáng thúc ngựa rời đi.

Nơi đó, khi cha vợ – con rể (kẻ thù của nhau) tái ngộ, người con rể đã không ngần ngại rút tên bắn con hổ để cứu kẻ thù của mình. Rồi khi cô gái giương cung thực hiện nghĩa vụ của một chiến binh, người trai ấy lại ngăn cơn sóng dữ theo cách của mình.

TINH TẾ VÀ CƠ ĐỘNG

Nghe qua thì có vẻ hai cụm từ này không liên quan đến trang phục của người Du Mục nhưng thật sự là vậy vì tính chất của người dân du mục là di chuyển chủ yếu bằng ngựa nên trang phục của họ cần có sự thoải mái và cơ động.

Trang phục truyền thống của họ thường rất sặc sỡ, nhiều hoa văn màu sắc và thường có nhiều lớp để giữ ấm cơ thể nhưng cũng không thiếu đi sự nhẹ nhàng, linh hoạt khi họ cưỡi ngựa, bắn tên…hoặc đơn giản là thoải mái khi ngồi trên sàn nhà.

Một bộ trang phục truyền thống thường có 4 phần chính: áo choàng dài, thắt lưng, giày cao cổ và mũ. Chúng có thể khác nhau nhau về hình dạng, màu sắc, vật liệu, phụ kiện đi kèm…để thông qua đó, người đối diện có thể biết được địa vị xã hội, tuổi tác, tình trạng hôn nhân…của người mặc nó và điều này chỉ có người Du mục mới phân biệt được.

GỮI TÂM HỒN BAY THEO GIÓ THẢO NGUYÊN

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì sống trên thảo nguyên bao la rộng lớn nên người du mục luôn thả mình trong âm thanh của thiên nhiên: đó là âm thanh cộng hưởng giữa sự yên bình của đồng cỏ với sự hùng vĩ của núi rừng…

Kỹ thuật hát đồng song thang (khoomei) là kỹ thuật hát truyền thống cực kz khó vì đòi hỏi người hát phải có giọng khỏe, âm thanh phải đẩy ra từ cuống họng, đẩy qua mũi…tạo nên âm thanh vừa du dương nhưng không kém phần ma mị như kéo thế giới hòa nhập vào thiên nhiên, kéo con người giao thoa với thần thánh…

Khoomei cũng là kỹ thuật hát hai giọng cùng một lúc mà xưa kia, những chàng chăn ngựa trên thảo nguyên, họ đã nghe tiếng gió xuyên qua vách đá, tiếng nước suối chảy qua hẻm núi… mà bắt chước âm thanh đó để giải sầu. Âm thanh đó như đưa hồn chàng chăn ngựa theo tiếng gió vi vu, theo tiếng nước róc rách…bay bổng trên thảo nguyên bao la.

ÍT XANH – NHIỀU TRẮNG

Với dân số chỉ hơn 3 triệu dân nhưng tổng đàn gia súc (gồm ngựa, bò, dê, cừu…) lại gấp 3 lần dân số, điều này có thể thấy rằng ngành nông nghiệp Mông Cổ chủ yếu là chăn nuôi gia súc, không chú trọng việc trồng trọt, thủy hải sản.

Với tổng đàn gia súc lớn như vậy, cộng với thời tiết khắc nghiệt nên việc cung cấp năng lượng cho cơ thể để chóng chọi với mùa đông kéo dài đã tạo nên một nét ẩm thực Mông Cổ tuy giản đơn nhưng cũng nhiều điều thú vị.

Đầu tiên phải nói về sữa. Ngoài sữa bò là thức uống chính hằng ngày của họ, thì sữa ngựa là niềm tự hào, là “thần dược” mà khi xưa, cá chiến binh Đại Hãn đã biết dùng sữa ngựa bồi bổ cho cơ thể cường tráng, chiến đấu không biết mệt mỏi của đoàn quân bách chiến bách thắng. Ngày nay, sữa ngựa hâm nóng được dùng thiết đãi cho khách quí đến chơi nhà, gia chủ sẽ hâm nóng sữa ngựa mời khách và hành động từ chối uống sữa chung một cái bát sẽ làm phật lòng gia chủ.

Rựơu làm từ nho, làm từ nếp…thì thấy nhiều rồi nhưng rượu làm từ sữa ngựa (Airag) thì không đâu có.

Thịt gia súc (bò,cừu, dê…) là lựa chọn hàng đầu của những người du mục vì nó cung cấp nguồn năng lượng dồi giàu cho họ qua thành chất đạm, chất béo…để họ có thể chóng chọi với cái lạnh vùng thảo nguyên.

Những món ăn đặc trưng chứa nhiều thành phần chất đạm, phải kể đến như: khorkhog (thịt cừu hung khói nướng), Buuz (bánh bao nhân thịt bò hoặc cừu), Chanasan (thịt cừu được ninh trong nước muối)…

Trong các món kể trên, Boodog (không phải hotdog) được chế biến cầu kz nhất: toàn bộ con dê được lấy hết nội tạng bên trong, sau đó họ sẽ đặt vào đó khoai tây, hành tây, các loại hương liệu và đặc biệt là đặt vào đó một vài viên đá sa mạc, sau đó đưa toàn bộ vào lò nướng bằng phân ngựa khô, việc đó sẽ làm cho món ăn được chính đều từ trong ra ngoài và một hương vị rất đặc trưng. Đây cũng là món ăn truyền thống được thiết đãi trong các lễ hội lớn của những người du mục.

CUNG TÊN, VÓ NGỰA VÀ MÓNG VUỐT ĐẠI BÀNG

Tưởng chừng như lạc vào trong một thế vận hội nào đó. Nhưng không, đó là lễ hội Naadam-lễ hội truyền thống của người Mông Cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010

Lễ hội này được diễn ra vào trung tuần tháng 7 hàng năm, tại thành phố Ulanbato. Đây là lễ hội với qui mô lớn như thế vận hội. Xưa kia được xem như cuộc tập trận trước khi ra trận. Ngày nay, nó được công nhận là lễ hội truyền thống tưng bừng náo nhiệt nhất của đất nước này.

Trong lễ hội, tất cả người dân Mông Cổ đều mặc trang phục truyền thống.

Mở đầu là cuộc diễu binh của những đoàn kỵ sĩ, tái hiện lại hình ảnh đoàn quân Hung Nô dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn oanh liệt một thời. Sau đó là cuộc thi đua ngựa xuất phát cách thủ đô Ulanbato 35km, tiếp đến là cuộc thi bắn cung diễn ra tại sân vận động. Đấu vật luôn là môn thể thao thu hút nhiều người tham dự và đây cũng là môn thể thao truyền thống của người Mông Cổ.

Nếu nước Úc có Kangaroo, Thái lan có voi…thì Đại bàng vàng là niềm kiêu hãnh của người dân nơi đây.

Với đôi mắt tinh anh, bộ móng vuốt sắc nhọn cùng với sãi cánh gần 2m thì Đại bàng vàng được xem như báu vật của người Mông Cổ. Giá của “siêu chim” này có thể lên đến cả tỉ đồng.

Trong lễ hội Đại bàng vàng, các chú chim sẽ được thi thố tài năng như săn mồi từ khoảng cách xa, tốc độ săn mồi…và đặc biệt là cuộc thi “ Nam vương chim” tức là chú chim có hình thể và bộ lông đẹp nhất.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim “tàn nhẫn” đến mức nào?

Chim ưng có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy.

Săn bắt bằng chim ưng là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc cổ đại. Trong mắt họ, một con chim ưng đã thuần hóa dù có ngàn lạng vàng cũng không thể sánh bằng, bởi nó “như hai mà một” với người nuôi đã dày công mấy năm trời.

Ưng, hay còn gọi là chim cắt, không chỉ một loài chim cụ thể mà chỉ chung một nhóm chim ăn thịt, có mỏ và móng vuốt sắc nhọn, sải cánh siêu lớn và dài, thích tự do bay lượn và sà xuống săn mồi.

Lý do tại sao nó có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy. Việc thiết lập loại lòng tin này bắt đầu từ việc loại bỏ tính hoang dã của nó, quá trình này được người Trung Quốc xưa gọi là “ngao ưng”.

Trong quá khứ, dân du mục thường sử dụng chim ưng để săn bắn, cũng là một phong tục cổ xưa bắt nguồn từ vùng Lưỡng Hà có từ ít nhất 2.000 năm TCN. Sau đó, nuôi chim ưng lan sang châu Âu và trở nên phổ biến trong giới quý tộc.

Với nhận thức ngày càng tăng về bảo vệ động vật, sau khi chim ăn thịt trở thành động vật được bảo vệ, thuần dưỡng chim ưng bắt đầu giảm dần.

Ngày nay trên thế giới có còn người đi săn bằng chim ưng không? Có, nhưng số lượng ngày càng ít.

Năm 2021, 18 quốc gia trên thế giới (trong đó có Hàn Quốc) đã liệt kê văn hóa nuôi chim ưng là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” của Liên hợp quốc. Tại Trung Quốc, nhiều khu vực cũng đã thành công trong việc đưa văn hóa nuôi chim ưng của địa phương vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ở Trung Quốc, mặc dù hầu hết tất cả các loài chim ăn thịt đều là động vật được bảo vệ cấp một hoặc cấp hai quốc gia, việc bắt và thuần dưỡng chim ưng là bất hợp pháp, nhưng để tiếp tục kế thừa văn hóa này, chim ưng có thể được huấn luyện sau khi đăng k{ và xin giấy phép.

Những người nuôi chim ưng thường chọn con vật khác nhau tùy theo sở thích và vùng miền.

Loại chim ưng được yêu thích nhiều nhất là đại bàng vàng, diều hâu đuôi đỏ, diều hâu Harris, ưng ngỗng, chim cắt lớn và chim cắt Saker, cũng có người thích thuần hóa cú và chim săn mồi sống ở biển.

Huấn luyện chim ưng

Cách thuần hóa chim ưng của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành các bước sau: bắt chim, “ngao ưng” và huấn luyện săn mồi.

Nhìn chung có 2 cách để sở hữu một con chim ưng. Một là bắt đầu từ một con chim con 1-2 tuổi, họ leo lên vách đá để tìm tổ của chim ưng, dùng vải bọc lại chim con và mang về. Cách này vô cùng nguy hiểm vì có thể ngã từ vách đá cheo leo, hơn nữa còn bị chim ưng mẹ tấn công.

Hai, bắt chim ưng ngoài hoang dã, thông thường đều là chim trưởng thành

Hai phương pháp này có ưu và nhược điểm riêng, chim ưng học cách săn mồi khi chúng được 1- 2 tuổi, con người can thiệp vào thời điểm này, chim sẽ dễ dàng tiếp nhận con người và bị thuần hóa. Chim trưởng thành cần nhiều công sức và thời gian hơn để thuần hóa chúng vì bản tính hoang dã đã rất mạnh mẽ, nhưng ưu điểm lớn nhất của nó là sẽ có thể lực tốt hơn và kỹ năng săn mồi tốt hơn so với những con chim đã sống cùng người nuôi từ nhỏ.

Sau khi bắt được chim, mắt của nó sẽ bị bịt lại để giúp chúng giữ bình tĩnh, có nơi sẽ dùng khăn bịt mắt bằng da bò đặc biệt, có nơi lại tàn nhẫn hơn, trước đây, những người huấn luyện chim ưng Naxi (còn gọi là người Nạp Tây – một dân tộc cư trú chủ yếu ở đông nam vùng núi Himalaya ở tây bắc Vân Nam, cũng như tây nam Tứ Xuyên ở Trung Quốc), sẽ khâu mí mắt và “khai nhãn” cho nó trước khi bắt đầu quá trình “ngao ưng”.

Tiếp đến là “ngao ưng”, một cuộc đấu trí giữa con người và chim ưng. “Ngao ưng”, chính là tìm cách để chim ưng tiếp nhận con người, xem người là bạn để cùng hợp tác.

Có nhiều cách để thực hiện quá trình này, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất, đó là làm hao mòn ý chí của chim ưng bằng cách khiến chúng không ăn, không uống, không ngủ, buộc nó phải tiếp nhận con người. Nói chung quá trình này mất 7 ngày, nhanh nhất là 3-4 ngày, chậm nhất là nửa tháng. Lúc này, chim ưng cũng không ngủ mà luôn ở bên cạnh người nuôi dưỡng, để nó nhận ra họ là chủ nhân càng sớm càng tốt.

Người Naxi “ngao ưng” chủ yếu bằng cách đặt chim lên cánh tay đeo găng tay da bò. Họ sẽ đưa đại bàng đi lang thang khắp nơi, nơi có nhiều người, để nó thích nghi với sự tồn tại của con người.

Cũng là để chim ưng đứng lên cánh tay, nhưng người Kyrgyz (một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu ở phía Bắc của Trung Á, là dân tộc chính của Kyrgyzstan) dùng phương pháp tàn nhẫn hơn.

Đầu tiên, họ dùng ống sậy đổ đầy nước vào bụng chim (làm rỗng dạ dày), sau đó đặt đại bàng lên cánh tay, không cho nó ngủ trong 5 ngày 5 đêm liên tiếp.

Người Kyrgyz đặt đại bàng lên một dụng cụ đặc biệt. Trên mặt đất có hai thanh gỗ, nối với nhau bằng sợi dây thừng cho đại bàng đứng ở giữa.

Chim ưng đứng trên dây, người ta sẽ lắc liên tục sợi dây thừng hoặc thanh gỗ, mục đích là làm cho chim ưng đứng chênh vênh trong vài ngày liên tiếp, không được ngủ, không được ăn gì ngoài uống nước, để cho tỉnh táo, người ta dội một ít nước lạnh lên đầu chim ưng.

Chim sẽ không ăn thịt cho đến khi nó gục xuống vì kiệt sức và người nuôi dùng tay chạm vào nó. Nếu chim chịu ăn thịt từ tay người nuôi thì coi như quá trình “ngao ưng” thành công. Người Naxi gọi bước này là “khai thực”.

Để giữ cho đại bàng ở trạng thái tốt nhất, người Naxi sẽ kiểm soát trọng lượng thông qua lượng thức ăn, còn người Kyrgyz sẽ kiểm soát trọng lượng của đại bàng bằng cách khiến chúng nôn mửa.

Sau bước “ngao ưng”, tức chim ưng đã tiếp nhận con người, quá trình huấn luyện săn mồi bắt đầu.

Quá trình huấn luyện “gọi chim” ban đầu có nghĩa là người nuôi sẽ đưa chim ưng về tự nhiên, chỉ cần người nuôi hu{t sáo, chim ưng có thể từ xa bay trở lại và ăn thịt trong tay người nuôi.

Giai đoạn sau, cần huấn luyện cách săn mồi, bao gồm huấn luyện đại bàng làm quen với việc săn mồi với chó, bay đến bất cứ nơi nào người nuôi chỉ điểm, nhận dạng, đuổi bắt và bắt mồi sống…

Quá trình “ngao ưng” đã tàn nhẫn, huấn luyện chim ưng còn gian nan hơn.

Thời gian huấn luyện chim ưng rất dài, có thể mất vài năm, nếu bắt đầu nuôi chim từ khi còn nhỏ, có thể mất bốn năm để huấn luyện hoàn chỉnh. Trong quá trình huấn luyện chim ưng, người nuôi rất dễ bị thương.

Trên hết, quá trình này tốn rất nhiều tiền. Chi phí cụ thể khác nhau tùy theo loài chim và người nuôi, nhưng không hiếm trường hợp tổng chi phí vượt quá 10.000 USD (hơn 236 triệu đồng).

Thả chim về bầu trời?

Theo phong tục nuôi chim ưng trong quá khứ, chim ưng và con người hợp tác săn mồi có thời hạn nhất định.

Sau nhiều năm, người Kyrgyz sẽ cho những con chim mà họ đã thuần hóa ăn thịt cừu và sau đó thả đi, vì bằng cách này, chim ưng mới có thể tự do sinh sản, con cháu của họ mới có thể tiếp tục phong tục cổ xưa này.

Người Naxi thường thả chim về rừng vào tháng 2, sau 1 năm sử dụng chim ưng là công cụ săn mồi. Họ tin rằng đây là cách thuần hóa ít ảnh hưởng nhất đến tự nhiên.

Chim ưng ngày nay đã trải qua những thay đổi to lớn, trước đây nó được dùng để săn mồi, hiện tại dần phát triển thành nuôi làm thú cưng, hoặc cung cấp cho khách du lịch chụp ảnh và thu phí, vì vậy, người Naxi chỉ cần 3 tháng để huấn luyện chim ưng.

Dù luật lệ là như vậy, nhưng vì lợi ích mà ngày càng có nhiều người nuôi chim ưng không còn theo truyền thống cũ, họ không muốn thả những con chim ưng đã được thuần hóa về tự nhiên, thậm chí có người còn trực tiếp bán chúng.

Vào năm 2010, ở Trung Quốc, một con ưng ngỗng chưa huấn luyện có thể được bán với giá 5.000 NDT (16,5 triệu đồng) và chim con đã thuần hóa có thể lên tới 10.000 đến 20.000 NDT (hơn 33-66 triệu đồng).

Điều đầu tiên bạn nên biết về ngựa hoang Mông Cổ (Przewalsk’s Horse) là làm thế nào để phát âm đúng tên của nó. “Przewalski” là một từ Ba Lan bắt nguồn từ cái tên Nikolai Przhevalsky, đuợc phát âm là shuh-VAL-skee. Trong tiếng Anh, bạn có thể gọi nó là “P- horse” và hầu hết các nhà bảo tồn, các nhà động vật học, những nguời trông giữ vuờn thú và những nguời quản lý sẽ biết nó nghĩa là gì.

“Przewalski” hay “Przhevalsky”? Vào thời điểm đó, người ta cho rằng ngựa hoang Mông Cổ lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Nga, ông Nikolai Przhevalsky (1839 – 1888). Tuy nhiên sự thật là nó đã được phát hiện trước đó, nhưng lại không được đặt tên. Vì một số l{ do nào đó – mà tác giả không hoàn toàn chắc chắn tại sao – cách phát âm của Ba Lan lại liên quan đến động vật nhiều hơn của Nga. Con ngựa hoang Mông Cổ lần đầu tiên được nhìn thấy bởi một người châu Âu vào thế kỷ 15. Một nhà văn người Đức tên là Johann Schiltberger đã ghi lại mô tả về con vật này trong một cuốn nhật ký của ông – “Tạp chí chuyên về các vật linh

thiêng” lúc ông là tù nhân ở Mông Cổ. Người Mông Cổ đã khá quen thuộc với ngựa hoang Mông Cổ trước khi chuyến thăm của Schiltberger diễn ra, nhưng họ gọi chúng là “tahki”. Những tên khác được chấp nhận như: ngựa hoang châu Á, ngựa hoang của Przewalski, hoặc ngựa hoang Mông Cổ. Có một thời gian khi nó được gọi là “tarpan”, nhưng hầu như mọi người đều đồng ý rằng đó không phải là ngựa hoang Á-Âu.

Đây Ià giống ngựa gì?

Mọi người đều đồng { với quan điểm rằng giống ngựa hoang Mông Cổ này không mang dòng dõi của loài ngựa hoang Á-Âu, tuy nhiên vẫn có rất nhiều { kiến khác nhau đằng sau đó. Một sự thật không thể phủ nhận chúng là loài ngựa có dòng máu hoang dã và không được thuần hóa. Trong khi đó có một số loài ngựa hoang dã khác như dòng Mustang Hoa Kz xuất thân từ những con ngựa trốn khỏi bầy đàn, sớm thích ứng được cuộc sống bên ngoài, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của con người và đã được thuần hóa. Nhiều người cho rằng đặc điểm này của ngựa hoang Mông Cổ đều xuất hiện ở hầu hết các họ hàng của nó từ loài lừa Châu Phi hay ngựa vằn, chúng cũng chưa bao giờ được thuần hóa thành công.

Trong khi có những người cho rằng tất cả các con ngựa thuần hóa (Equus caballus) đều có nguồn gốc từ ngựa hoang Mông Cổ (Equus przewalskii) thì bằng chứng di truyền gần đây đã cho kết quả ngược lại. Vào năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật sắp xếp để xác định rằng ngựa hoang Mông Cổ hình thành từ nhánh riêng của nó, tách biệt với các dòng dõi ngựa khác bao gồm cả ngựa thuần hóa. “Các kết quả của chúng tôi cho thấy ngựa hoang Mông Cổ có nguồn gốc cổ đại và không phải là tổ tiên của ngựa thuần”, họ cho biết thêm. “Việc phân tích số lượng lớn các dữ liệu được trình bày ở đây cho thấy các dòng ngựa hoang Mông Cổ và dòng dõi ngựa thuẩn khác nhau ít nhất 117.000 năm trước”. (Các nghiên cứu khác đưa ra sự khác biệt gần hơn, cách đây 38-72 nghìn năm). Sự giống nhau của chúng là cả hai dòng ngựa thuần và ngựa hoang Mông Cổ đều có nguồn gốc từ tổ tiên chung, tương tự như cách con người và tinh tinh chia sẻ cùng một tổ tiên, chứ không phải là một trong hai loài này bắt nguồn từ loài khác.

Giống sinh sản

Thông thường, các loài có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau rất khó sinh sản với nhau và con của chúng cũng không có khả năng sống sót. Ví dụ, ngựa thuần có 64 cặp nhiễm sắc thể và lừa có 62. Khi chúng giao phối và sinh ra con la, chúng sẽ có 63 cặp nhiễm sắc thể và không thể đẻ con. Ngựa hoang Mông Cổ có 66 nhiễm sắc thể – một đặc trưng của dòng họ ngựa. Khi một con ngựa hoang Mông Cổ và một con ngựa thuần giao phối và sinh sản, con của chúng sẽ được sinh ra với 65 nhiễm sắc thể. Một điều đáng ngạc nhiên là những đứa con này thường có thể sống được. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh ngựa hoang Mông Cổ và ngựa thuần vẫn được coi là những loài riêng biệt.

Sự suy giảm Ioài ngựa hoang Mông Cổ

Ngựa hoang Mông Cổ đã trở nên nổi tiếng với khoa học phương Tây khi ông Przhevalsky mô tả nó vào năm 1881. Đến năm 1900, một thương gia người Đức tên là Carl Hagenbeck đã bắt

được hầu hết số ngựa này. Hagenbeck – một người bán động vật kz lạ, chuyên cung cấp động vật cho các vườn thú trên khắp châu Âu và cho P.T. Barnum. Di sản của ông cho thế giới vườn thú bao gồm rất nhiều loại – ông là một trong số những người đầu tiên vận động các kiểu vườn thú mang nhiều đặc điểm của môi trường tự nhiên hơn. Đến thời Hagenbeck qua đời vào năm 1913, hầu hết các con ngựa hoang Mông Cổ trên thế giới đều sống trong tình trạng bị bắt.

Nhưng nó không phải lỗi của Hagenbeck. Ngựa hoang Mông Cổ đã bị săn bắt quá mức trước khi Hagenbeck động tay vào chúng, và một số đàn hoang dã còn lại vẫn tiếp tục bị mất môi trường

sống đặc biệt vào thời gian mùa đông khắc nghiệt giữa những năm 1900. Một đàn ngựa sống ở vùng Askania Nova của Ukraine đã bị giết toàn bộ bởi các lính Đức trong Thế chiến II. Năm 1945, chỉ còn lại 31 con ngựa hoang Mông Cổ trên thế giới và chúng được giữ trong hai vườn thú, một ở Munich và một ở Prague. Vào cuối những năm 1950, chỉ còn lại 12 con.

Việc bảo tồn

Tất cả ngựa hoang Mông Cổ còn sống ngày nay là hậu duệ của 9 trong số 31 con ngựa được lưu giữ vào năm 1945. Trong thời gian đó, Hiệp hội động vật học London đã làm việc cùng với các đội nghiên cứu Mông Cổ để bảo tồn loài động vật này. Các chương trình chăn nuôi gia súc đã thành công đến mức chỉ trong 50 năm, loài ngựa hoang Mông Cổ đã phục hồi được hơn 1500 cá thể vào đầu những năm 1990. Khoảng 300 con ngựa hoang Mông Cổ đã được đưa trở lại với môi trường sống của chúng. Chúng được chăn thả tại các cánh đồng của Vườn Quốc gia Khustain Nuruu, khu bảo tồn thiên nhiên Takhin Tal, Vườn Quốc gia Khar Us Nuur và khu bảo tồn Khomiin Tal. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa thành công một nhóm nhỏ vào khu bảo tồn gần sa mạc Gobi, khu bảo tồn Askania Nova ở miền Nam nước Nga và Vườn Quốc gia Hortobágy Hungarian. Ngạc nhiên hơn khi một đàn các con ngựa hoang Mông Cổ có khả năng sinh sản thành công trong khu vực cấm Chernobyl – nơi trú ngụ của rất nhiều động vật hoang dã. Chưa đầy một thập kỷ trước, IUCN đã phân loại lại loài ngựa này từ các loài từ “tuyệt chủng trong tự nhiên” sang “nguy cấp”.

Hợp tác quốc tế

Nhờ vào công trình của Tổ chức Bảo tồn và Bảo vệ ngựa hoang Mông Cổ của Hà Lan, loài ngựa này được buôn bán giữa các chương trình nhân giống khác nhau để tối đa hóa sự đa dạng di truyền. Mặc dù chỉ được nhân giống bởi 9 con ngựa, số lượng hiện tại của ngựa hoang Mông Cổ đã trở nên bền vững về mặt di truyền. Vườn thú Praha là nơi thực hiện ghi chép và lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc của mỗi con ngựa hoang Mông Cổ trên hành tinh.

Theo dõi Iiên tục

Những con ngựa được đưa vào Vườn Quốc gia Hortobágy ở Hungary đã được các nhà khoa học tiếp tục theo dõi và chăm sóc nhằm mục đích hiểu được hành vi tự nhiên của chúng. Các nghiên cứu về cấu trúc và hành vi xã hội của ngựa hoang Mông Cổ vẫn tiếp tục hỗ trợ các công trình quản l{ và chăn nuôi trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đã khám phá được rằng ngựa hoang Mông Cổ thường sống trong bầy đàn nhỏ, bao gồm một con đầu đàn trưởng thành, một đến ba con cái trưởng thành và con của chúng. Những con ngựa chưa trưởng thành ở lại trong đàn từ hai đến ba năm trước khi họ đi tìm những bạn tình tiềm năng. Nhiều bầy kết hợp để hình thành các đàn ngựa hoang di chuyển cùng nhau để tìm kiếm thực phẩm.

Cuộc phẫu thuật đầu tiên

Năm 2007, các nhà nghiên cứu thú y từ Vườn thú Quốc gia đã thực hiện thành công thí nghiệm thắt ống dẫn trứng đầu tiên trên loài ngựa hoang Mông Cổ. Tuy đây không phải là lần đầu các thí nghiệm thắt ông dẫn trứng được thực hiện nhưng nó là cuộc thí nghiệm đầu tiên thành công trên động vật. Minnesota (tên của chú ngựa được phẫu thuật) ban đầu được thắt ống dẫn trứng vào năm 1999 khi nó đang ở vườn thú Minnesota. Cuộc phẫu thuật thành công này đã mang lại giá trị rất lớn về di truyền cho cả dòng họ ngựa hoang Mông Cổ.

Lần thụ tinh nhân tạo đầu tiên

Con ngựa hoang Mông Cổ đầu tiên được thụ tinh nhân tạo thành công vào cách đây không lâu (27/07/2013). Quá trình thụ tinh được diễn ra tại Viện Sinh học Bảo tồn Smithsonian (SCBI) ở Front Royal, Virginia – nơi chú ngựa mẹ được nuôi dưỡng. Chú ngựa con sinh ra được đặt tên là Anne.

Việc thu thập tinh dịch của ngựa đực để cấy vào ngựa cái không hề dễ dàng. Nhà sinh lý sinh sản Budhan Pukazhenthi – người trực tiếp thực hiện cuộc thí nghiệm, phát biểu với National Geographic News rằng “Quá trình thực hiện bắt đầu từ việc thu thập tinh dịch từ đàn ngựa sau đó sẽ theo dõi mức độ hoocmon ở ngựa đực đồng thời nghiên cứu chu kz động dục của ngựa hoang Mông Cổ so với ngựa thuần. Một thai kz khả thi mất bảy năm để thụ thai thành công”.

Trả lời