Nội dung chính
- Lịch sử Giáo hoàng Vatican và sự hình thành tòa thánh
Vatican trước khi trở thành trung tâm Công giáo
Sự phát triển của chế độ Giáo hoàng qua các thời kỳ- Hiệp ước Lateran 1929 và sự công nhận Vatican
Vai trò và quyền lực của Giáo hoàng Vatican- Giáo hoàng có quyền lực như thế nào trong Giáo hội Công giáo?
- Quy trình bầu chọn một Giáo hoàng diễn ra như thế nào?
Những nhiệm vụ quan trọng của một Giáo hoàng- Những Giáo hoàng nổi bật trong lịch sử Vatican
Thánh Phêrô – Giáo hoàng đầu tiên- Giáo hoàng Piô XII (1939–1958)
Giáo hoàng Francis (2013 - nay)
Những địa điểm quan trọng liên quan đến các Giáo hoàng Vatican
Quảng trường thánh Saint Peter- Thánh đường Gioan Laterano
- Bảo tàng Vatican
Những sự thật thú vị về lịch sử các Giáo hoàng Vatican
Nội dung chính
Lịch sử về các Giáo hoàng Vatican với quyền lực tối cao còn là sự phản ánh cho hành trình phát triển của Toà thánh Vatican - trung tâm tôn giáo uy quyền của toàn cầu. Suốt hàng thế kỷ, các Giáo hoàng Vatican đã truyền bá và gìn giữ những giá trị cốt lõi của Kitô giáo, củng cố vai trò của Vatican để bảo tồn những giáo lý thiêng liêng. Hãy cùng J Travel tìm hiểu những sự thật ít ai biết về lịch sử 3 vị Giáo hoàng quyền lực của Vatican, những nhiệm vụ trọng yếu và cách họ đã sử dụng quyền lực của mình để tạo nên sức ảnh hưởng to lớn lên văn hóa và tôn giáo. Bài viết dưới đây cũng sẽ giúp bạn khám phá thêm các địa danh nổi tiếng - nơi lưu giữ kho tàng văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo gắn liền với lịch sử và các Giáo hoàng Vatican.
Lịch sử Giáo hoàng Vatican và sự hình thành tòa thánh
Từ thời kỳ sơ khai cho đến khi chính thức giành được độc lập thông qua Hiệp ước Lateran, mỗi giai đoạn trong lịch sử của Tòa Thánh Vatican đều gắn liền với vai trò dẫn dắt của các Giáo hoàng.
Vatican trước khi trở thành trung tâm Công giáo
Trước khi trở thành trung tâm của Giáo hội Công giáo, Vatican chỉ là một khu vực nhỏ bên bờ sông Tiber, phía tây thành Rome cổ đại. Vào thời kỳ La Mã, nơi đây từng là vùng đất hoang vắng, chủ yếu là nghĩa trang và khu dân cư thưa thớt.
Tuy nhiên, sự kiện Thánh Phêrô – vị Giáo hoàng đầu tiên – được cho là chịu tử đạo và chôn cất tại đây, đã biến Vatican trở thành địa điểm linh thiêng trong lòng tín hữu Kitô giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, những công trình đầu tiên được xây dựng để tưởng niệm, đặt nền móng cho hành trình phát triển của Vatican thành trung tâm tôn giáo quyền uy nhất thế giới như ngày nay.
Sự phát triển của chế độ Giáo hoàng qua các thời kỳ
Thời kỳ sơ khai (từ thế kỷ I - thế kỷ V): Đây được xem là thời kỳ hình thành, xây dựng các tôn giáo và giáo lý nền tảng của Công giáo. Bắt đầu từ vị Thánh Phêrô - Giáo hoàng đầu tiên, ông đã đóng vai trò dẫn dắt tinh thần cho cộng đồng Kitô hữu non trẻ giữa bối cảnh bị đàn áp dưới đế chế La Mã.
Thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ V - thế kỷ XV): Thời kỳ này thường được xác định bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế chế La Mã phương Tây vào năm 476 sau Công Nguyên. Đây cũng là thời kỳ mà chế độ Giáo hoàng dần được củng cố và phát triển với cơ cấu tổ chức rõ ràng, dần có sức ảnh hưởng trong đời sống xã hội.
Thời kỳ cận đại (từ thế kỷ XVI - XIX): Giai đoạn này có biến động trong lịch sử các Giáo hoàng. Nổi bật trong số đó là sự nổi dậy của phong trào Tin Lành hay cuộc xung đột tôn giáo giữa Công giáo và Tin lành. Để bảo vệ Giáo hội và duy trì sự ổn định tôn giáo ở châu Âu, các Giáo hoàng đã triển khai cuộc Cải cách Công giáo để củng cố niềm tin của tín đồ vào giáo lý Công giáo và chống lại sự phân rẽ tôn giáo.
Thời kỳ hiện đại (từ thế kỷ XX đến nay): Chế độ Giáo hoàng Vatican trong thời kỳ hiện đại tập trung vào việc cải cách giáo lý, nghi lễ và tăng cường sự kết nối với tín đồ toàn cầu. Các Giáo hoàng hiện đại như Phanxicô đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về hòa bình, công lý xã hội và bền vững, giúp Vatican giữ vững vai trò trung tâm tinh thần toàn cầu.
Hiệp ước Lateran 1929 và sự công nhận Vatican
Vào năm 1926, chính phủ Ý và Toà thánh Vatican đã có những tranh chấp liên quan đến việc kiểm soát và quyền lực trên thành phố Roma và các vùng đất lân cận. Trong đó, Giáo hàng đã lên tiếng phản đối việc mất quyền kiểm soát đối với lãnh thổ mà họ đã cai quản trong suốt nhiều thế kỷ.
Để giải quyết mâu thuẫn, cả hai bên đã đàm phán và đi đến quyết định sẽ ký Hiệp ước Lateran năm 1929. Qua đó Tòa Thánh được công nhận quyền tự trị và Vatican trở thành một quốc gia độc lập. Tính đến tháng 4/2025, Vatican hiện nay là quốc gia nhỏ nhất thế giới với diện tích 0,44 km2 và có dân số khoảng 498 người.
Khám phá đất nước Vatican – quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới với vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng, trong tour du lịch trọn gói cùng J Travel, hành trình lý tưởng dành cho tín đồ văn hóa và lịch sử.
>> Tham khảo thêm các tour du lịch hấp dẫn của J Travel: Xem tại đây
Vai trò và quyền lực của Giáo hoàng Vatican
Thể chế Giáo hoàng là một trong những cách tổ chức lâu đời nhất trên thế giới, mang lại những đóng góp to lớn cho lịch sử và xã hội hiện đại ngày nay.
Giáo hoàng có quyền lực như thế nào trong Giáo hội Công giáo?
Giáo hoàng được xem là vị vua chuyên chế duy nhất trên thế giới, có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá Kitô giáo đi khắp thế giới. Các Giáo hoàng được Liên hợp quốc và các công ước quốc tế bảo hộ về mặt luật pháp. Các Giáo hoàng Vatican luôn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hơn 100 vệ binh Thuỵ Sĩ, 2000 nhân viên thuộc các cơ quan anh ninh và đội hiến binh Vatican. Trong mỗi chuyến công giáo đến các quốc gia trên thế giới, Giáo hoàng đều được các đội an ninh quốc gia đó túc trực bảo vệ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, các Giáo hoàng Vatican đóng vai trò là người cha tinh thần của hơn 1,3 tỷ người Công giáo Roma. Là cầu nối trong giữa các tôn giáo khi luôn lên tiếng để cổ vũ cho hòa bình và hợp tác giữa các tôn giáo.
Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng triệu người đến tham dự các buổi lễ, nghi thức phục vụ ngoài trời do Giáo hoàng làm chủ sự. Qua đó có thể thấy Giáo hoàng là người có sức ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng, kiểm soát nguồn tài chính và có quyền lực trên nhiều lĩnh vực.
Quy trình bầu chọn một Giáo hoàng diễn ra như thế nào?
Cuộc bầu cử Giáo hoàng mới còn có tên gọi khác là Mật nghị Hồng y và được diễn ra trong điều kiện kín đáo nhằm tránh sự chú ý đến từ phía truyền thông.
Thể thức bầu cử: Để tiến hành bầu cử, các Hồng y từ khắp nơi đổ về quy tụ tại Roma. Mỗi Tông hiến sẽ cử ra tối đa 120 vị Hồng y dưới 80 tuổi đi bầu cử. Trong đó, các Hồng y cũng như những người phục vụ trong Mật nghĩ đều phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối những thông tin, cắt đứt liên lạc với bên ngoài.
Hình thức bầu cử “Bỏ phiếu kín”: Thủ tục bầu phiếu gồm 3 giai đoạn chính:
- Tiền bầu phiếu: Các Hồng Y tiến hành bốc thăm để chọn ra 3 vị giám sát, 3 vị thu phiếu và 3 vị kiểm phiếu
- Bầu phiếu: Mỗi Hồng Y viết tên người được chọn vào lá phiếu và bỏ vào bình đựng phiếu. Sau đó các vị giám sát phiếu sẽ tiến hành xáo trộn ngẫu nhiên các lá phiếu và công bố kết quả công khai.
- Hậu bầu phiếu: Ứng viên đắc cử là người có được 2/3 tổng số phiếu bầu. Khi có người đắc cử, nếu chấp nhận, vị ấy chọn danh hiệu Giáo Hoàng và được tấn phong (nếu chưa là Giám mục). Khói trắng và chuông sẽ báo hiệu rằng “Đã có giáo hoàng mới”.
Những nhiệm vụ quan trọng của một Giáo hoàng
Giáo hoàng Vatican thường nắm nắm giữ rất nhiều nhiệm vụ, một trong những nhiệm vụ quan trọng bao gồm:
Gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia để duy trì mối quan hệ với hơn 100 nước
Tổ chức và chủ trì các sự kiện hàng năm như lễ đón năm mới, thánh lễ giáng sinh và trò chuyện với hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới
Gặp gỡ các giám mục trên toàn thế giới, thường xuyên đi công rủ và tích cực tham gia vào công tác từ thiện và bảo vệ nhân quyền.
Những Giáo hoàng nổi bật trong lịch sử Vatican
Tính đến nay trong lịch sử Vatican đã trải qua sự cai quản của 266 vị Giáo hoàng. Trong đó, có 3 vị Giáo hoàng tiêu biểu là Thánh Phêrô, Giáo hoàng Piô XII, Giáo hoàng Francis.
Thánh Phêrô – Giáo hoàng đầu tiên
Vị giáo hoàng Vatican đầu tiên là thánh Phêrô hay còn gọi là thánh Peter, vị tông đồ trưởng trong số 12 tông đồ của chúa Giêsu và là người đi đầu trong công cuộc xây dựng cơ cấu tổ chức của Giáo hội. Ông là một trong những người đầu tiên làm sáng tỏ các giáo lý Kitô giáo khi đi đến nhiều nơi để truyền giáo, đặc biệt là ở các thành phố lớn của Đế quốc La Mã như Antioch và Roma.
Ông đã bị bắt và tra tấn bởi Đế quốc La Mã vì từ chối từ bỏ Kitô giáo. Ông được cho là chịu tử đạo tại Rôma dưới thời Hoàng đế Nero vào khoảng năm 64 sau Công Nguyên.
Giáo hoàng Piô XII (1939–1958)
Lên ngôi trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra, Giáo hoàng Piô XII đã thể hiện sự lãnh đạo khôn khéo, duy trì trung lập để bảo vệ lợi ích của Giáo hội.
Đặc biệt là những hành động quan trọng trong việc bảo vệ người Do Thái trong cuộc chiến Đức Quốc Xã và Holocaust (cuộc diệt chủng người Do Thái), Giáo hoàng Piô XII đã cung cấp nơi trú ẩn cho người Do Thái trong Vatican và các cơ sở Công giáo khác ở Rôma. Đồng thời tổ chức các cuộc cứu trợ nhân đạo, cung cấp thực phẩm, thuốc men và sự giúp đỡ về mặt y tế cho những người vô tội bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Giáo hoàng Piô XII qua đời vào năm 1958 do bệnh tim và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, để lại một khoảng trống lớn trong Giáo hội.
Giáo hoàng Francis (2013 - nay)
Giáo hoàng Francis là vị Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ La-tinh. Ông nhậm chức vào năm 76 tuổi và hiện vẫn đang đảm nhận vai trò Giáo hoàng Vatican cho đến hiện tại. Francis là vị Giáo hoàng nổi tiếng với đức tính giản dị, khiêm nhường và rộng lượng. Mỗi tháng, ông đều dùng tiền lương của mình để quyên góp cho nhà thờ. Giáo hoàng Vatican Francis còn thông thạo nhiều ngôn ngữ như Đức, Ý, pháp, Tây Ban Nha.
Giáo hoàng Francis còn được mệnh danh là “Giáo hoàng của người nghèo” bởi trong quá trình cai quản, ông luôn quan tâm và đề ra các chương trình viện trợ và bảo vệ người nghèo, mở ra cho họ những cơ hội mới để phát triển, nhằm giảm bớt sự chênh lệch trong xã hội.
Vào tháng 2/2025, Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đang nguy kịch do bệnh “Viêm phổi kép” và do các vấn đề sức khoẻ liên quan đến thận. Tuy nhiên, tình trạng của Giáo hoàng Francis đã có những chuyển biến tích cực sau 1 tháng nhập viện điều trị. Nhiều tín đồ Công giáo trên khắp thế giới bày tỏ sự lo lắng, hàng ngày cầu nguyện cho vị Giáo hoàng đáng kính.
Những địa điểm quan trọng liên quan đến các Giáo hoàng Vatican
Khám phá những địa điểm nổi tiếng gắn liền với lịch sử các Giáo hoàng Vatican - nơi lưu giữ kho tàng văn hoá và di sản quý báu của Công Giáo hội.
Quảng trường thánh Saint Peter
Một trong những địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Vatican là Quảng trường thánh Saint Peter, nằm trước Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô được xây bởi Hoàng đế Constantine năm 324 sau công nguyên. Quảng được được thiết kế theo hình oval, ở giữa trung tâm là Tháp bút Ai Cập cổ đại dài 25 mét hay còn được gọi là tháp đài Vatican.
Diện tích rộng lớn với chiều dài khoảng 320 mét, chiều rộng 240 và sức chứa lên đến 300,000 người, quảng trường thánh Saint Peter thường là địa điểm được Giáo hoàng Vatican lựa chọn để tổ chức các sự kiện vào các dịp lễ như Giáng sinh, lễ Phục sinh,...
Nếu bạn mong muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của Quảng trường Thánh Saint Peter – trái tim linh thiêng của Vatican, các hành trình Châu Âu của J Travel sẽ đưa bạn đến đây để trải nghiệm trọn vẹn kiến trúc kỳ vĩ bậc nhất Vatican.
>> Tham khảo thêm các tour du lịch hấp dẫn của J Travel: Xem tại đây
Thánh đường Gioan Laterano
Đây là thánh đường quan trọng của Giáo hội Công giáo Roma, nằm ở phía Đông của sông Tiber, xây dựng vào thể kỷ IV dưới triều đại của Giáo hoàng Sylvestro I.
Với kiến trúc La Mã cổ điển, bên trên nóc tiền đường là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá và thánh Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Bên trong thánh đường trưng bày những bức tượng điêu khắc nhằm tôn thờ những nhân vật sử quan trọng của Công giáo.
Ngày nay, thánh đường Gioan Laterano được xem là nhà thờ chính của Đức Giáo hoàng, nơi người sẽ ngự lại khi đến dâng lễ hay cử hành các nghi lễ trọng đại.
>> Tham khảo thêm các tour du lịch hấp dẫn của J Travel: Xem tại đây
Bảo tàng Vatican
Bảo tàng Vatican được thành lập bởi Giáo hoàng Julius II vào thế kỷ 16. Đây là nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật phản ánh rõ nét tư tưởng, quyền lực của Giáo hoàng. Khi đến tham quan bảo tàng Vatican, nhiều người không khỏi trầm trồ trước lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa Phục Hưng - Baroque – Cổ điển – Hiện đại. Với những hành lang dài, các mái vòm với các hoạ tiết được điêu khắc tinh xảo.
Bảo tàng Vatican có tổng cộng 24 phòng trưng bày. Trong đó, có thể kể đến những phòng trưng bày ấn tượng nhất là: Nhà nguyện Sistine, Phòng tưng bày Raphael, Bảo tàng Ai Cập Greorian.
Lịch sử về các Giáo hoàng Vatican là một minh chứng cho sự bền vững của đức tin, vai trò và quyền lực của của Công Giáo hội. Trong đó, các Giáo hoàng là người lãnh đạo tinh thần tối cao nhằm bảo vệ đức tin, xây dựng và bảo vệ các giáo lý. Họ còn là những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, giải quyết các xung đột giữa các tôn giáo.
Để tìm hiểu nhiều điều thú vị hơn về lịch sử các Giáo hoàng cũng như những điểm đến tham quan nổi tiếng tại Vatican, hãy lên kế hoạch cho chuyến hành trình khám phá đất nước Vatican uy nghiêm và linh thiêng cùng J Travel ngay!
>> Tham khảo thêm các tour du lịch hấp dẫn của J Travel: Xem tại đây
TÌM HIỂU NGAY CÁC TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU:
Người viết:
Bài viết liên quan
Đặt tour ngay
Phone: 0909 953 136 - 0909 977 729
Email: info@jtravel.com.vn
Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, TP.HCM




Cùng J Travel
Khám phá thế giới!
Cá nhân hóa hành trình trải nghiệm lý tưởng, hãy chia sẻ những kế hoạch du lịch của riêng bạn với J Travel ngay hôm nay

