CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN KHÁCH DU LỊCH NÊN THỬ TẠI MÔNG CỔ

Mông Cổ nổi tiếng là một trong những đất nước nổi tiếng có nền văn hóa ẩm thực độc đáo và ấn tượng. Nhà J Travel sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm đôi nét về văn hóa ẩm thực của Mông Cổ ngay nhé!

1. Mutton kebab – Thịt cừu xiên

Theo nghiên cứu, thịt cừu được coi là một trong những niềm tự hào nhất của ẩm thực Mông Cổ, chính vì vậy người dân thường hay tận dụng để chế biến rất nhiều món thơm ngon. Đặc trưng nhất là món Mutton kebab với cách thức chế biến thái mỏng thịt rồi ướp một chút muối, xiên rau, củ. Thịt được nướng trên bếp than, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu và có lớp ngoài bóng lưỡng. Cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm tan chảy nơi đầu lưỡi.

2. Buuz – Bánh bao

Buuz (bánh bao truyền thống) với nguyên liệu sử dụng gồm thịt cừu, hành tây, tỏi và một số gia vị khác. Thông thường, người dân có thói quen làm món bánh Buuz với số lượng lớn vào mùa đông. Miếng bánh sẽ được để bên ngoài trời tuyết giá rét cho đến khi đông cứng và trữ lại ăn dần. Trong mâm cỗ ngày Tết, bánh Buuz cũng xuất hiện góp phần thịnh soạn cho bữa ăn. Điều tạo nên điểm khác biệt cho món bánh bao chính là các loại thảo mộc vùng cao nguyên. Nó mang đến mùi thơm dịu nhẹ, hương vị thanh thanh cho những chiếc bánh xinh xắn.

3. Mỳ Tsuivan

Tsuivan là loại mỳ được chế biến bằng chính tay của người Mông Cổ. Mỳ sẽ được chế biến kèm với các nguyên liệu như bắp cải trắng, khoai tây, cà rốt và thịt cừu. Tuy các nguyên liệu đơn giản, nhưng cách thức chế biến lại vô cùng đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, còn có thể xào mỳ với các loại thịt, rau củ, chiên phồng hoặc nấu thành mỳ nước.

4. Boortsog – Món bánh chiên

Boortsog được làm từ các thành phần chính như bột mỳ, men, sữa, trứng, bơ thực vật, muối, đường, các chất béo khác, được nặn thành hình chữ nhật và chiên giòn. Món này thường được ăn kèm với đường, bơ, mật ong hoặc được coi là một loại bánh nhúng ăn kèm với trà. Bên cạnh đó, tùy theo công thức làm bánh và tỷ lệ giữa các loại nguyên liệu mà Boortsog có thể mềm dẻo, hơi ngọt hoặc thậm chí là giòn tan.

5. Airag – Rượu sữa ngựa

Airag là rượu sữa ngựa được ưa chuộng ở vùng thảo nguyên bao la. Thông thường tại Mông Cổ, mùa thu hoạch sữa ngựa diễn ra từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10. Khi có được nguyên liệu, sữa được cho vào một túi da và treo trên cao và phải lắc đều để sữa không quá lỏng hoặc không quá đặc. Món Airag truyền thống ngon đúng điệu phải đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mẩn với hương vị của men và béo ngậy của sữa.

6. Phô mai Byaslag

Byaslag là loại phô mai mềm, vị thanh được chế biến từ sữa bò Yak, thường dùng men Kefir để tách sữa và tạo thành các tảng phô mai non. Thành phẩm cuối cùng là tảng phô mai mềm (phô mai tươi) như loại đồ ăn vặt. Ngoài ra, tảng phô mai mềm còn được phơi khô để kết tủa và tạo thành các loại phô mai cứng và được ăn chung khi uống trà hoặc dùng trong các món súp.

7. Suutei Tsai – Trà sữa

Món trà sữa Mông Cổ được làm từ sữa các loại gia súc như bò Yak, ngựa, dê nêm một chút muối và hòa với nước trà. Đây là thứ đồ uống mở đầu cho mọi câu chuyện khi người Mông Cổ đón tiếp khách đến chơi. Suutei Tsai còn thể hiện lòng mến khách mộc mạc của con người chân chất nơi thảo nguyên. Ngồi trong Ger (lều truyền thống) cùng nhâm nhi cốc Suutei nóng hổi thơm ngậy sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến du lịch Mông Cổ.

8. Boodog – Thịt dê nướng

Ẩm thực Mông Cổ thường nổi tiếng với các món ăn được sử dụng đá nung nóng để chế biến. Boodog (bodog) là món ăn được chế biến bằng cách này nhưng thịt sẽ được giữ nguyên con. Điểm đặc biệt nhất là những hòn đá nóng nhét vào bụng con vật và làm thịt chín từ trong ra ngoài. Món ăn này được sử dụng nhiều vào mùa đông, vì món các đặc trưng rất béo đóng vai trò giúp người Mông Cổ chống chọi với mùa đông lạnh giá, đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Mông Cổ.

9. Guriltai Shul – Mì

Guriltai Shul là món ăn chứa đầy đủ năng với hương vị từ thịt và rau củ, chủ yếu là từ thịt cừu. Trong đó, thịt sẽ được thái nhỏ, xào cùng với hành tây, cà rốt, nêm nếm gia vị bằng hạt tiêu, muối và hầm lửa nhỏ trong khoảng 5-10 phút. Trước khi phục vụ, người ta sẽ rắc trên Guriltai Shul một lớp Tasalsan Guril – loại mỳ thái sợi bình thường được chiên giòn rụm đầy hấp dẫn.

10. Khorkhog – Thịt cừu hầm đá nóng 

Khorkhog nổi tiếng là món ăn phổ biến trong ẩm thực Mông Cổ mà thường không được phục vụ trong các nhà hàng. Tương tự như Boodog, Khorkhog cũng dùng đá nóng trong cách chế biến. Tuy nhiên, những viên đá ấm được đặt cùng với thịt, rau, khoai tây, cà rốt và bắp cải trong nồi đậy kín, sau đó toàn bộ được nấu trên lửa.

J Travel mong rằng các thông tin trên sẽ mang đến cho bạn nguồn cảm hứng mới lạ về nền văn hóa ẩm thực Mông Cổ. Nếu bạn mong muốn được trải nghiệm chuyến du lịch Mông Cổ thì còn chờ đợi gì mà không cùng J Travel ghé thăm xứ sở tuyệt dịu này.

Xem ngay: Tour Du Lịch Mông Cổ 5 Ngày 4 Đêm Giá Rẻ Khởi Hành Từ Sài Gòn

Trả lời