CHÙA DƠI SÓC TRĂNG – GIỮ HỒN KIẾN TRÚC KHMER NAM BỘ

Chùa Dơi Sóc Trăng – nơi đây nổi tiếng là nơi cư trú đông đúc của loài dơi treo mình trên các tán cây cổ thụ, đã thu hút rất nhiều lượt khách hành hương và phải đặt chân đến nơi đây một lần về tỉnh Sóc Trăng. Hãy cùng J Travel điểm qua các thông tin về điểm hành hương này nhé.

Lịch sử hình thành

Chùa Dơi Sóc Trăng có tên chính thức trong tiếng Khmer là Chùa “Serey Te Chou Mahatoub” (សិរីតេចោ​មហាទុប), hay còn được phiên âm Hán Việt là Chùa Mã Tộc. Hiện chùa tọa lạc cách trung tâm thành phố Sóc Trăng 2.5 km về hướng tây nam.

Ngôi chùa này đã được khởi công xây dựng từ năm 1569, cách nay đã được hơn 450 năm. Ban đầu ngôi chùa được xây dựng bằng các vật liệu tre lợp mái lá. Đến 1960, chùa có một cuộc trùng tu lớn thay đổi diện mạo, trước đó chùa cũng đã có nhiều lần trùng tu. Đến năm 1999, Chùa Mahatuob được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.

Qua thời gian hình thành và phát triển ngôi chùa đã trải qua 19 đời Đại Đức, nhưng trên thực tế chỉ có thể biết danh tánh rõ của từ đời Đại Đức 12 đến 19 (8 đời). Chùa cũng là nơi lưu giữ các văn tự Phật giáo theo lối khắc chữ trên lá Thốt Nốt, qua thời gian thì đa phần cũng đã hư hại nhiều.

Tại sao du khách không thể bỏ qua điểm du lịch này?

Chùa Dơi Sóc Trăng có lịch sử qua hơn 450 năm và đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ vậy, đây là ngôi chùa của đồng bào Khmer Nam Bộ, được xây dựng theo kiến trúc văn hóa của Khmer, du khách có thể tìm hiểu thêm về người Khmer Nam Bộ thông qua ngôi chùa lưu giữ văn hóa của họ.

Các kiến trúc mà du khách khi đến tham quan có thể thấy, bao gồm: Ngôi tháp chánh điện, Sala, Nhà hội của các vị sư và khách hành hương, Các tòa Phật Tháp (Stupa), và khuôn viên rộng 4 hecta. Mặc dù, chùa là nơi thờ Phật, nhưng vẫn mang hơi hướng kiến trúc Bà La Môn – một văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc trước khi Phật Giáo truyền đến các nhóm cư dân Khmer.

Đặc biệt, đối với những ai là tín đồ theo Phật Giáo, thì không thể bỏ qua điểm tham quan này để lễ Phật, và tìm hiểu thêm về Phật Giáo Nam Tông. Thêm vào đó, Chùa Dơi Sóc Trăng còn là nơi lưu giữ rất nhiều rất truyền thuyết của đồng bào sinh sống tại khu vực này.

Nổi bật nhất là câu truyện về “Heo 5 Móng” – vì trên thực tế heo chỉ có 3 móng, hiện nay khi đến với chùa du khách sẽ thấy những ngôi mộ được chôn cất “Heo 5 Móng”. Các sư từng kể lại rằng, cụ Khiêng trong một đêm nằm mơ thấy có một người phụ nữ đến xin quy y cửa Phật, liền sáng hôm sau khi mở của chùa thì thấy một con heo nái rất ụt ịt, nằm hướng mình về phía cửa chùa. Cụ đã đánh thức nó và xua đuổi nó, nhưng vẫn không chịu đi. Khi nhìn kỹ lại thì con heo này lại có 5 móng.

Chính sự kỳ lạ này, chùa đã nuôi dưỡng và đặt cho cái tên là “Năm Hợi”, các nhà sư thường chia sẻ đồ ăn của mình cho “Năm Hợi”. Sau một thì Năm Hợi mất và đạt 400kg, thì có một người phụ nữ từ TP. Hồ Chí Minh bùi ngùi đến chùa thuật lại “nhiều lần người mẹ quá cố của con báo mộng rằng, mẹ đã hóa kiếp heo, sống ở chùa Mã Tộc. Con mong các sư thầy cho con làm lễ cầu hồn để linh hồn người mẹ con được siêu thoát”, điều này đã được các nhà sư chấp thuận. Sau buổi lễ, ngôi mộ bằng bê tông đã được dựng lên với dòng chữ: “Năm Hợi, chết ngày 18/7/1996 DL, thọ 7 tuổi”. Câu chuyện này được các cư dân nơi đây rất tin tưởng cho đến hiện nay.

Bên cạnh đó, nơi đây là nơi có khuôn viên rộng và trồng rất nhiều cây, nên cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật tìm đến, trong đó đặc biệt có đông đảo loài dơi sinh sống và treo ngược mình trên cây, vì đó mà người dân nơi đây gọi là “Chùa Dơi”. Chùa còn là nơi thực hành tín ngưỡng     “từ bi” của Phật Giáo mà các loài sinh sống rất an ổn.

Để có thể đến tham quan và tìm hiểu về ngôi chùa này, quý du khách có thể liên hệ ngay cùng  J Travel để được tư vấn các chương trình và thiết riêng những chương trình cá nhân cho các nhóm du khách theo yêu cầu.

Trả lời