Cung đường xanh tây nguyên: Buôn Ma Thuột – Gia Lai – Kon Tum – Măng Đen

Khám phá cung đường xanh: Buôn Ma Thuột – Gia Lai – Kon Tum – Măng Đen

Tây Nguyên là vùng đất nắng và gió đã níu chân nhiều lữ khách. Tây Nguyên cũng là cội nguồn của nền văn hoá cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc. Khám phá cung đường xanh Tây Nguyên là trải nghiệm không thể bỏ lỡ đầy cuốn hút: Buôn Ma Thuột – Gia Lai – Kon Tum – Măng Đen.

Biển hồ T’Nưng 

Biển hồ T’Nưng mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ

Là một trong những địa điểm nổi tiếng của Gia Lai mà nhất định bạn phải ghé thăm một lần. Lối vào hồ là một con đường đầy thơ mộng với hàng thông già. Ở mỗi thời điểm nào trong năm, Biển hồ T’Nưng sẽ có một vẻ đẹp cuốn hút riêng biệt.

Biển hồ T’Nưng mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ nhưng vẫn rất dỗi dịu dàng và vô cùng nên thơ. Đến đây du khách có thể trải nghiệm khoảng thời gian lênh đênh giữa mặt hồ mênh mang. Thuyền sẽ đưa bạn len lỏi và trong khu rừng già của Tây Nguyên, bạn sẽ choáng ngợp giữa vẻ đẹp hoang sơ của núi và rừng.

Bạn còn bắt gặp những sinh vật của thiên nhiên như cuốc đen, ngỗng trời, lele hay những con vật có cái tên vô cùng kỳ kạ như: cơ túc, cơ vông, trắc la… Bạn cũng sẽ có cơ hội lắng nghe những câu chuyện sự tích huyền bí từ người chèo thuyền vô cùng kì diệu.

Khi ánh nắng buổi trưa rực rỡ soi xuống mặt hồ, những con song dập dìu mơn man sẽ tạo nên một khung cảnh đẹp nao long mà cũng đầy bình yên.

Nhà thờ chánh toà toạ lạc ngay trung tâm thành phố

Nhà Thờ Gỗ

Nhà thờ chánh toà toạ lạc ngay trung tâm thành phố được xem là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bảo dân tộc bản địa. Nhà thờ còn có tên gọi khác là nhà thờ gỗ, có lẽ là do vật liệu chính dựng nên nhà thờ. Nơi đây được trang trí với các hoa văn mang đầy bản sắc Tây Nguyên, mang lại cho du khách một ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí lại vô cùng gần gũi. Bên trong giáo đường, những hàng ghế gỗ dài thẳng tắm tạo nên một không gian đầy trang nghiêm và an bình cho tất cả những ai đặt chân vào nơi này.

Nhà thờ gỗ được dựng lên bằng phương pháp thủ công với sự điêu luyện từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân đến từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi…  Với sự đan xen của hai nét văn hoá kiến trúc phương Đông và phương Tây, nhà thờ gỗ là một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ được đánh giá cao. Đến với Gia Lai, nhà thờ gỗ là một điểm check in không thể thiếu của mỗi du khách.

Cầu Kon Klor nằm vắt vẻo giữa dòng Đăk Bla.

Cầu treo KonKlor cung đường xanh Tây Nguyên

Thuộc địa phận của làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, cầu Kon Klor nằm vắt vẻo giữa dòng Đăk Bla. Cây cầu này là nơi thông thương giữa hai bên bờ sông và được hoàn thành từ năm 1994 với chiều dài là 292m, rộng 4,5m. Đây được xem là cây cầu treo công nghiệp đẹp bậc nhất tại khu vực Tây Nguyên và cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng. Kon Klor có màu vàng cam nổi bật giữa dòng nước của dòng Đăk Bla với những dây văng đã nhuốm màu của thời gian đầy mộc mạc và giản dị như chính con người nơi đây.

Không xa là làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor nổi tiếng của Kon Tum với những bình rượu cần ngon ngất ngây. Bạn cũng có thể vượt qua cầu treo để đến những vườn chuối, vườn café và cây ăn quả vô cùng trù phú.

Tượng Đức Mẹ Măng Đen là một biểu tượng không thể thiếu của Kon Tum.

Viếng Đức mẹ Măng Đen

Tượng Đức Mẹ Măng Đen là một biểu tượng không thể thiếu của Kon Tum. Tượng Đức Mẹ Măng Đen còn có tên là Tượng Đức Mẹ Fatima hay Đức Mẹ cụt tay tọa lạc ở thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tượng Mẹ được dựng từ năm 1971, sau đó do chiến tranh, bức tượng bị hư hỏng và bị bỏ sâu trong rừng rậm. Tới 2006 sau khi giáo dân thông báo về vị trí bức tượng, Giám mục giáo phận Kontum Micae đã lên viếng bức tượng. Năm 2007, Đức cha cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 giáo dân đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành điểm hành hương của giáo dân vùng Tây Nguyên và ngày 9.12 hàng năm trở thành Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kontum.

Tượng Đức mẹ Măng Đen có phần thân tượng mang dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima và phần đầu được phục chế mang hình dáng của người phụ nữ Tây Nguyên.

 

Trả lời