LÀNG CHĂM AN GIANG – VÙNG ĐẤT CỦA CÁC THÁNH ĐƯỜNG

Làng Chăm An Giang được xem như vùng đất của các Thánh Đường Islam (thường gọi là Thánh Đường Hồi Giáo) của những người Chăm theo Islam Giáo, nơi đây còn mang đậm đà màu sắc khác biệt của văn hóa Chăm bao gồm tín ngưỡng, ẩm thực và sinh hoạt. Để tìm hiều về Làng Chăm An Giang, hay theo chân J Travel nhé.

Làng Chăm An Giang

Người Chăm An Giang là các thế hệ hậu vệ của vương quốc Champa ở miền trung nước ta, do tiến trình lịch sử và các nhóm dân cư Champa đã di cư đến các nước lân cận và quay về Việt Nam và định cư tại An Giang như hiện nay.

Đặc biệt, người Chăm An Giang là tín đồ theo tôn giáo Islam, vì thế các làng Chăm tại An Giang đều có các Thánh đường Islam (Hồi Giáo), cộng hưởng với tôn giáo người dân nơi đây đang theo mà những văn hóa và ẩm thực khá đặc so với người Việt chúng ta.

Hiện nay, người Chăm An Giang tựu hợp đông đúc tại làng Châu Phong – Tân châu, nơi đây cũng là nơi mà nhiều du khách khi tìm hiểu về người Chăm thường tìm đến.

Làng Chăm An Giang có gì thú vị?

Các ngôi Thánh đường Islam

Đối với các tín đồ theo Islam Giáo thì Thánh đường là nơi không thể thiếu, nên bất kì du khách nào khi đến với khu vực làng của người Chăm nơi đây, cứ ngỡ như mình đang du lịch ở đâu đó như Malaysia hay Indonesia.

Khi đến đây du khách có thể tìm hiểu thêm về Islam Giáo và Thánh đường là một phần trong đời sống thường nhật, vì thế du khách còn có thể hiểu thêm về người Chăm Islam tại An Giang.

Khi đến đây, du khách có thể tham quan các Thánh đường Islam có kiến trúc đẹp, bao gồm: Masjid Jamiul Azhar, Mubarak và nhiều thánh đường ở nhiều khu vực khác.

Làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang

Người Chăm An Giang được thừa hưởng truyền thống dệt thổ cẩm từ văn hóa Champa, và duy trì làng nghề qua nhiều đời, kết hợp với quá trình di cư đến nhiều nơi định trú, điều đó làm giàu thêm nét văn hóa dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang nơi đây.

Các mặt hàng thổ cẩm nơi đây được may thành nhiều sản phẩm như túi, sà rong, khăn choàng, nón đội kiểu chăm để về làm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè. Thêm vào đó, du khách có thể xem qua tài nghệ dệt thổ cẩm của các cô gái người Chăm.

Tung lò mò – món ăn nổi tiếng của người Chăm Islam

Gắn liền với tập tục không ăn những loại thịt từ “heo”, vì thế người Chăm Islam thay vào đó là ăn thịt bò và làm thành loại thực phẩm có hình dáng như “Lạp xưởng”, người Việt thường gọi chúng là “Lạp Xưởng Bò” và người Chăm gọi đó là “tung laomaow”.

Đối với tiếng Chăm thì “tung” nghĩa là ruột và “laomaow” nghĩa là con bò, ý nghĩa như hình dáng của ruột con bò. Nhưng qua thời gian, người Việt độc chạy âm thành “Tung lò mò”.

Theo phong tục tập quán của tín đồ Isla, mỗi lần lấy thịt từ bò, người Chăm Islam phải làm lễ đọc kinh với động vật đó rồi mới được sử dụng. Theo nếp sống của người Chăm, sau khi lấy thịt động vật đó xong, sẽ cùng chia cho nhau trong làng. Khi đồ ăn quá nhiều, người dân lấy ruột bò nhòi vào thịt vào và đem phơi khô dành sử dụng dần.

Để biết thêm chi tiết các điểm du lịch và trải nghiệm – khám phá, quý du khách có thể liên hệ với J Travel để biết thêm thông tin, chúng tôi sẽ phụ vụ một cách tận tâm và uy tín.

Trả lời