THỐT NỐT – VỊ NGỌT VÙNG TÂY NAM BỘ

THỐT NỐT – VỊ NGỌT VÙNG TÂY NAM BỘ

Thốt Nốt – một trong những loài cây tạo ra mùi vị vừa thơm vừa ngọt riêng biệt của vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Loài cây này có rất nhiều công dụng và chức năng trong đời sống định cư của người dân nơi đây. Để biết thêm về loài cây này hãy để J Travel bật mí cho bạn biết nhé.

Loài cây Thốt Nốt – Vị ngọt vùng Tây Nam Bộ

Cây Thốt Nốt là giống cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc phân bố từ Indonesia đến Ấn Độ và Pakistan ngày nay. Ngày nay để có được sự phân bố rộng rãi hơn của giống cây này, vị vua Jayarvarman II – người đã đem các văn hóa đặc trưng của triều đình Sailendran từ Java (Indonesia ngày nay), cùng với đó là tiến trình định canh định cư của người Khmer Nam Bộ và người Việt tại vùng Tây Nam Bộ đã làm cho loài cây này xuất hiện như một biểu tượng của khu vực Đồng Bằng này.

Đối với giống cây có tên là Thốt Nốt, đây là cách đọc chạy âm từ tiếng Khmer của chữ “Th’naot” – “ ត្នោត ” do đặc trưng cây trồng có xuất phát từ văn hóa Khmer. Đối với người dân bản địa tại khu vực Tịnh Biên – Tri Tôn, An Giang gọi loại cây này với cái tên “Cây Thốt Lốt”. Khu vực Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang cũng được xem là thủ phủ phân bố mật độ cao của loài cây này ở vùng Tây Nam Bộ. Người Khmer họ có câu rằng “Thốt Nốt mọc đến đâu, người Khmer sống đến khu vực đó”.

Công dụng của cây Thốt Nốt trong đời sống

Loài cây có thể có khả năng sinh sống rất cao đối với nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau, đặc biệt chúng có thể sống ở khu vực khô hạn rất tốt. Thêm vào đó, nó có khả năng trữ nước rất cao. Nhưng lạ kỳ thay, lượng nước tích trưc của nó có vị ngọt vừa không làm cho người ta phải cảm thấy khó chịu khi nếm cái vị.

Người ta lấy loại nước có vị ngọt của nó từ hoa của cây đực, cả lẫn cây cái để uống. Nhưng nước của cây cái có vị ngọt đậm đà hơn so với cây đực. Thường nước có trong hoa cây đực lẫn cái được dùng để “đặt đường” – đây là cách gọi tên của cách làm các khoanh đường Thốt Nốt khi các khách thập phương đến khu vực Tịnh Biên – Tri Tôn, đặc biệt là Chợ biên giới quốc tế Tịnh Biên.

Đặc biệt với công dụng khác, hoa Thốt Nốt còn là một vị thuốc dân gian Nam Bộ (vị thuốc Nam), nhằm để trị các bệnh như: Sốt, Lợi tiểu và tẩy giun.

Bên cạnh đó, cây cái còn cho các quày trái Thốt Nốt. Tùy vào mỗi quày sẽ có số lượng trái khác nhau, nhưng đặc biệt mỗi trái sẽ có 3 múi Thốt Nốt – mà người dân thường gọi là “cái Thốt Nốt”. Đối với trái Thốt Nốt người ta còn đem phơi cho nắng, sau đó đem bào tiếp tục cho ra thành phẩm bột mịn có màu vàng ươm, và tiếp tục nhàu nặn với dừa để nấu thành hình những chiếc bánh bò Thốt Nốt vùng Thất Sơn.

Đối với cây Thốt nốt, người dân không những có thể ăn và uống từ loài cây này, mà người ta có thể lấy các tàu lá tướt ra rồi đem đi đan nón Lá, hay để gói các món bánh bản địa hoặc gói các khoanh đường Thốt Nốt. Người dân nơi đây còn sử dụng thân cây Thốt Nốt đực để làm cột nhà, chuốc đũa để sử dụng.

Cây Thốt Nốt cũng làm nên những hình tượng đặc biệt thu hút khách thập phương đến để chiêm ngưỡng rất nhiều, như cây Thốt Nốt trái tim ở khu vực Tịnh Biên – Tri Tôn:

Hãy để J Travel đưa bạn đến và trải nghiệm đặc sản Thốt Nốt nơi đây bằng những chuyến hành trình thăm thú vùng đất Tây Nam Bộ với các lịch trình hành hương Thất Sơn, hay chuyến hành trình đến với An Giang – Cần Thơ. Bên cạnh đó, quý khách có những thắc mắc và mong muốn có những chương trình tham quan riêng cho mình có thể liên hệ thêm với      J Travel, công ty sẽ hỗ trợ quý khách tận tâm.

 

 

Trả lời